Câu 1.37 trang 14 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng caoGiải các phương trình sau: Giải các phương trình sau: a) \(2{\sin ^2}x + 4{\cos ^3}x = 3\sin x\) b) \(3{\sin ^2}{x \over 2}\cos x\left( {{{3\pi } \over 2} + {x \over 2}} \right) + 3{\sin ^2}{x \over 2}\cos {x \over 2} \) \(= \sin {x \over 2}{\cos ^2}{x \over 2} + {\sin ^2}\left( {{x \over 2} + {\pi \over 2}} \right)\cos {x \over 2}\) Giải a) Những giá trị của \(x\) mà \(\cos x = 0\) thì \(\sin x = \pm 1\) nên không có nghiệm của phương trình đã cho . Với \(\cos x \ne 0\) , chia hai vế của nó cho \({\cos ^3}x\) , ta được \(2{\tan ^3}x + 4 = 3\tan x(1 + {\tan ^2}x)\). Vậy phương trình đã cho tương đương với \(\left( {\tan x - 1} \right)\left( {{{\tan }^2}x + \tan x + 4} \right) = 0\) \(\Leftrightarrow \tan x = 1 \Leftrightarrow x = {\pi \over 4} + k\pi \). b) Do \(\cos \left( {{{3\pi } \over 2} + {x \over 2}} \right) = \sin {x \over 2}\) và \(\sin \left( {{\pi \over 2} + {x \over 2}} \right) = \cos {x \over 2}\) nên phương trình đã cho có thể viết thành \(3{\sin ^3}{x \over 2} + 3{\sin ^2}{x \over 2}\cos {x \over 2} - \sin {x \over 2}{\cos ^2}{x \over 2} - {\cos ^3}{x \over 2} = 0(*)\) Với điều kiện \(\cos {x \over 2} \ne 0\) , chia hai vế của (*) cho \({\cos ^3}{x \over 2}\) thì được phương trình \(3{\tan ^3}{x \over 2} + 3{\tan ^2}{x \over 2} - \tan {x \over 2} - 1 = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\)hay \(\left( {\tan {x \over 2} + 1} \right)\left( {3{{\tan }^2}{x \over 2} - 1} \right) = 0\) \(x = - {\pi \over 2} + 2k\pi \) và \(x = \pm {\pi \over 3} + 2k\pi \). sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 11 Nâng cao - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Một số dạng phương trình lượng giác đơn giản
|
Số đo của một trong các góc của tam giác vuông ABC là nghiệm của phương trình
Tìm các nghiệm của phương trình trên khoảng
Biết rằng các số rađian của ba góc của tam giác ABC là nghiệm của phương trình