Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Câu 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 trang 54, 55 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Giải các phương trình và so sánh kết quả tìm được.

Câu 4.1 trang 54 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Giải các phương trình sau bằng cách (chuyển các số hạng tự do sang vế phải; bằng công thức nghiệm) và so sánh kết quả tìm được:

a) \(4{x^2} - 9 = 0\)

b) \(5{x^2} + 20 = 0\)

c) \(2{x^2} - 2 + \sqrt 3  = 0\)

d) \(3{x^2} - 12 + \sqrt {145}  = 0\)

Giải

a)

\(\eqalign{
& 4{x^2} - 9 = 0 \cr
& \Leftrightarrow 4{x^2} = 9 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} = {9 \over 4} \Leftrightarrow x = \pm {3 \over 2} \cr} \)

Phương trình có hai nghiệm: \({x_1} = {3 \over 2};{x_2} =  - {3 \over 2}\)

\(\eqalign{
& \Delta = {0^2} - 4.4.\left( { - 9} \right) = 144 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {144} = 12 \cr
& {x_1} = {{0 + 12} \over {2.4}} = {{12} \over 8} = {3 \over 2} \cr
& {x_2} = {{0 - 12} \over {2.4}} = {{ - 12} \over 8} = - {3 \over 2} \cr} \)

b) \(5{x^2} + 20 = 0 \Leftrightarrow 5{x^2} =  - 20\)

Vế trái \(5{x^2} \ge 0\); vế phải -20 < 0

Không có giá trị nào của x để \(5{x^2} =  - 20\)

Phương trình vô nghiệm.

\(\Delta  = {0^2} - 4.5.20 =  - 400 < 0.\) Phương trình vô nghiệm.

c)

\(\eqalign{
& 2{x^2} - 2 + \sqrt 3 = 0 \cr
& \Leftrightarrow 2{x^2} = 2 - \sqrt 3 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} = {{2 - \sqrt 3 } \over 2} \cr
& \Leftrightarrow \left| x \right| = \sqrt {{{2 - \sqrt 3 } \over 2}} = \sqrt {{{4 - 2\sqrt 3 } \over 4}} \cr
& = {{\sqrt {4 - 2\sqrt 3 } } \over 2} = {{\sqrt {{{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)}^2}} } \over 2} = {{\sqrt 3 - 1} \over 2} \cr} \)

Phương trình có hai nghiệm:

\({x_1} = {{\sqrt 3  - 1} \over 2};{x_2} =  - {{\sqrt 3  - 1} \over 2} = {{1 - \sqrt 3 } \over 2}\)

\(\eqalign{
& \Delta = {0^2} - 4.2\left( { - 2 + \sqrt 3 } \right) = 16 - 8\sqrt 3 \cr
& = 4\left( {4 - 2\sqrt 3 } \right) = 4{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2} > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {4{{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)}^2}} = 2\left( {\sqrt 3 - 1} \right) \cr
& {x_1} = {{0 + 2\left( {\sqrt 3 - 1} \right)} \over {2.2}} = {{\sqrt 3 - 2} \over 2} \cr
& {x_2} = {{0 - 2\left( {\sqrt 3 - 1} \right)} \over {2.2}} = {{ - \left( {\sqrt 3 - 1} \right)} \over 2} = {{1 - \sqrt 3 } \over 2} \cr} \)

d)

\(\eqalign{
& 3{x^2} - 12 + \sqrt {145} = 0 \cr
& \Leftrightarrow 3{x^2} = 12 - \sqrt {145} \cr
& \Leftrightarrow {x^2} = {{12 - \sqrt {145} } \over 3} \cr} \)

Vì \(12 = \sqrt {144} ;\sqrt {144}  < \sqrt {145}  \Rightarrow {{12 - \sqrt {145} } \over 3} < 0\)

Phương trình vô nghiệm.

\(\Delta  = {0^2} - 4.3\left( { - 12 + \sqrt {145} } \right) =  - 12\left( {\sqrt {145}  - 12} \right)\)

Vì \(\sqrt {145}  - 12 > 0 \Rightarrow  - 12\left( {\sqrt {145}  - 12} \right) < 0\)

\( \Rightarrow \Delta  < 0.\) Phương trình vô nghiệm.

Câu 4.2 trang 54 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Giải các phương trình sau bằng hai cách (phương trình tích; bằng công thức nghiệm) và so sánh kết quả tìm được:

a) \(5{x^2} - 3x = 0\)

b) \(3\sqrt 5 {x^2} + 6x = 0\)

c) \(2{x^2} + 7x = 0\)

d) \(2{x^2} - \sqrt 2 x = 0\)

Giải

a)

\(\eqalign{
& 5{x^2} - 3x = 0 \cr
& \Leftrightarrow x\left( {5x - 3} \right) = 0 \cr} \)

⇔ x = 0 hoặc 5x – 3 =0

⇔ x = 0 hoặc \(x = {3 \over 5}.\) Vậy phương trình có hai nghiệm: \({x_1} = 0;{x_2} = {3 \over 5}\)

\(\eqalign{
& \Delta = {\left( { - 3} \right)^2} - 4.5.0 = 9 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt 9 = 3 \cr
& {x_1} = {{3 + 3} \over {2.5}} = {6 \over {10}} = {3 \over 5} \cr
& {x_2} = {{3 - 3} \over {2.5}} = {0 \over {10}} = 0 \cr} \)

b)

\(\eqalign{
& 3\sqrt 5 {x^2} + 6x = 0 \cr
& \Leftrightarrow 3x\left( {\sqrt 5 x + 2} \right) = 0 \cr} \)

⇔ x = 0 hoặc \(\sqrt 5 x + 2 = 0\)

⇔ x = 0 hoặc \(x =  - {{2\sqrt 5 } \over 5}\)

Vậy phương trình có hai nghiệm: \({x_1} = 0;{x_2} =  - {{2\sqrt 5 } \over 5}\)

\(\eqalign{
& \Delta = {6^2} - 4.3\sqrt 5 .0 = 36 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {36} = 6 \cr
& {x_1} = {{ - 6 + 6} \over {2.3\sqrt 5 }} = {0 \over {6\sqrt 5 }} = 0 \cr
& {x_2} = {{ - 6 - 6} \over {2.3\sqrt 5 }} = {{ - 12} \over {6\sqrt 5 }} = - {{2\sqrt 5 } \over 5} \cr} \)

c)

\(\eqalign{
& 2{x^2} + 7x = 0 \cr
& \Leftrightarrow x\left( {2x + 7} \right) = 0 \cr} \)

⇔ x = 0 hoặc 2x + 7 = 0

⇔ x = 0 hoặc \(x =  - {7 \over 2}\)

Vậy phương trình có hai nghiệm: \({x_1} = 0;{x_2} =  - {7 \over 2}\)

\(\eqalign{
& \Delta = {7^2} - 4.2.0 = 49 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {49} = 7 \cr
& {x_1} = {{ - 7 + 7} \over {2.2}} = {0 \over 4} = 0 \cr
& {x_2} = {{ - 7 - 7} \over {2.2}} = {{ - 14} \over 4} = - {7 \over 2} \cr} \)

d)

\(\eqalign{
& 2{x^2} - \sqrt 2 x = 0 \cr
& \Leftrightarrow x\left( {2x - \sqrt 2 } \right) = 0 \cr} \)

⇔ x = 0 hoặc \(2x - \sqrt 2  = 0\)

⇔ x = 0 hoặc \(x = {{\sqrt 2 } \over 2}\)

\(\eqalign{
& \Delta = {\left( { - \sqrt 2 } \right)^2} - 4.2.0 = 2 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt 2 \cr
& {x_1} = {{\sqrt 2 + \sqrt 2 } \over {2.2}} = {{2\sqrt 2 } \over 4} = {{\sqrt 2 } \over 2} \cr
& {x_2} = {{\sqrt 2 - \sqrt 2 } \over {2.2}} = {0 \over 4} = 0 \cr} \)

Câu 4.3 trang 54 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Giải các phương trình:

a) \({x^2} = 14 - 5x\)

b) \(3{x^2} + 5x = {x^2} + 7x - 2\)

c) \({\left( {x + 2} \right)^2} = 3131 - 2x\)

d) \({{{{\left( {x + 3} \right)}^2}} \over 5} + 1 = {{{{\left( {3x - 1} \right)}^2}} \over 5} + {{x\left( {2x - 3} \right)} \over 2}\)

Giải

a) \({x^2} = 14 - 5x \Leftrightarrow {x^2} + 5x - 14 = 0\)

\(\eqalign{
& \Delta = {5^2} - 4.1.\left( { - 14} \right) = 25 + 56 = 81 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {81} = 9 \cr
& {x_1} = {{ - 5 + 9} \over {2.1}} = {4 \over 2} = 2 \cr
& {x_2} = {{ - 5 - 9} \over {2.1}} = {{ - 14} \over 2} = - 7 \cr} \)

b)

\(\eqalign{
& 3{x^2} + 5x = {x^2} + 7x - 2 = 0 \cr
& \Leftrightarrow 2{x^2} - 2x + 2 = 0 \Leftrightarrow {x^2} - x + 1 = 0 \cr
& \Delta = {\left( { - 1} \right)^2} - 4.1.1 = 1 - 4 = - 3 < 0 \cr} \)

Phương trình vô nghiệm

c)

\(\eqalign{
& {\left( {x + 2} \right)^2} = 3131 - 2x \cr
& \Leftrightarrow {x^2} + 4x + 4 + 2x - 3131 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} + 6x - 3127 = 0 \cr
& \Delta = {6^2} - 4.1.\left( { - 3127} \right) = 36 + 12508 = 12544 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {12544} = 112 \cr
& {x_1} = {{ - 6 + 112} \over {2.1}} = {{106} \over 2} = 53 \cr
& {x_2} = {{ - 6 - 112} \over {2.1}} = - 59 \cr} \)

d)

\(\eqalign{
& {{{{\left( {x + 3} \right)}^2}} \over 5} + 1 = {{{{\left( {3x - 1} \right)}^2}} \over 5} + {{x\left( {2x - 3} \right)} \over 2} \cr
& \Leftrightarrow 2{\left( {x + 3} \right)^2} + 10 = 2{\left( {3x - 1} \right)^2} + 5x\left( {2x - 3} \right) \cr
& \Leftrightarrow 2{x^2} + 12x + 18 + 10 = 18{x^2} - 12x + 2 + 10{x^2} - 15x \cr
& \Leftrightarrow 26{x^2} - 39x - 26 = 0 \cr
& \Leftrightarrow 2{x^2} - 3x - 2 = 0 \cr
& \Delta = {\left( { - 3} \right)^2} - 4.2.\left( { - 2} \right) = 9 + 16 = 25 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {25} = 5 \cr
& {x_1} = {{3 + 5} \over {2.2}} = {8 \over 4} = 2 \cr
& {x_2} = {{3 - 5} \over {2.2}} = - {1 \over 2} \cr} \)

Câu 4.4 trang 55 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Chứng minh rằng nếu phương trình \(a{x^2} + bx + c = x(a \ne 0)\) vô nghiệm thì phương trình \(a{\left( {a{x^2} + bx + c} \right)^2} + b\left( {a{x^2} + bx + c} \right) + c = x\) cũng vô nghiệm.

Phương trình \(a{x^2} - bx + c = x(a \ne 0)\) vô nghiệm.

\( \Rightarrow a{x^2} + \left( {b - 1} \right)x + c = 0\) vô nghiệm

\(\eqalign{
& \Rightarrow \Delta = {\left( {b - 1} \right)^2} - 4ac < 0 \cr
& \Leftrightarrow {\left( {b - 1} \right)^2} < 4ac \cr
& \Leftrightarrow 4ac - {\left( {b - 1} \right)^2} > 0 \cr} \)

Suy ra: \(f\left( x \right) - x = a{x^2} + \left( {b - 1} \right)x + c\)

\(\eqalign{
& = a\left( {{x^2} + {{b - 1} \over a}x + {c \over a}} \right) \cr
& = a\left[ {{x^2} + 2.{{b - 1} \over a}x + {{{{\left( {b - 1} \right)}^2}} \over {4{a^2}}} - {{{{\left( {b - 1} \right)}^2}} \over {4{a^2}}} + {c \over a}} \right] \cr
& = a\left[ {{{\left( {x + {{b - 1} \over {2a}}} \right)}^2} + {{4ac - {{\left( {b - 1} \right)}^2}} \over {4{a^2}}}} \right] \cr} \)

Vì \({\left( {x + {{b - 1} \over {2a}}} \right)^2} + {{4ac - {{\left( {b - 1} \right)}^2}} \over {4{a^2}}} > 0 \Rightarrow f\left( x \right) - x\) luôn cùng dấu với a.

Nếu a > 0 \( \Rightarrow f\left( x \right) - x > 0 \Rightarrow f\left( x \right) > x\) với mọi x.

Suy ra: \(a{\left[ {f\left( x \right)} \right]^2} + bf\left( x \right) + c > f\left( x \right) > x\) với mọi x.

Vậy không có giá trị nào của x để \(a{\left[ {f\left( x \right)} \right]^2} + bf\left( x \right) + c = x\)

Nếu a < 0 \( \Rightarrow f\left( x \right) - x < 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) < x\) với mọi x

Suy ra: \(a{\left[ {f\left( x \right)} \right]^2} + bf\left( x \right) + c < f\left( x \right) < x\) với mọi x.

Vậy không có giá trị nào của x để  \(a{\left[ {f\left( x \right)} \right]^2} + bf\left( x \right) + c = x\)

Vậy phương trình \(a{\left( {a{x^2} + bx + c} \right)^2} + b\left( {a{x^2} + bx + c} \right) + c = x\) vô nghiệm.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Toán 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.