Số nguyên nào thích hợp để mô tả mỗi tình huống sau: a) Thưởng 10 điểm trong một cuộc thi đấu; b) Bớt 4 điểm vi phạm luật; c) Nhiệt độ ngăn đá tủ là 5 độ dưới 0 độ C.
Hãy vẽ một trục số, trên đó vẽ những điểm nằm cách điểm O năm đơn vị. Những điểm này biểu diễn các số nguyên nào?
Hãy ghi số nguyên thích hợp vào vị trí trên trục số trong mỗi trường hợp sau: a) Điểm nằm cách điểm a năm đơn vị về bên phải. b) Điểm nằm cách điểm b bảy đơn vị về bên trái. c) Điểm nằm cách điểm c mười đơn vị về bên phải.
Các phát biểu sau đúng hay sai? a) 6 thuộc N; b) -5 thuộc N; c) -1 thuộc Z; d) + 7 thuộc Z
Tìm số đối của các số nguyên sau: -16; -10; 4; -4; 0; -100; 2021.
Vẽ một đoạn của trục số từ -10 đến 10. Biểu diễn trên đó các số nguyên sau đây: +4; -5; 0; -8; 2; -1; 7; 9; -9.
Các điểm A, B, C, D trên trục số ở hình dưới đây biểu diễn các số nguyên nào? Tìm số đối của các số nguyên đó.
So sánh các cặp số sau: a) 16 và 25; b) -15 và 0; c) -36 và 3; d) -28 và -56; e) 13 và -100; g) -72 và -45.
Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần và ghi chúng lên một trục số: 6; 0; 5; -5; 1; -1; 3; -3; -6.
Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần và ghi chúng lên một trục số: 6; 0; 5; -5; 1; -1; 3; -3; -6.
Nhiệt độ (độ C) cao nhất và thấp nhất trong một năm tại một địa điểm ở Canada (Ca-na-đa) được cho bởi bảng sau:
Cho tập hợp A = {4; -3; 7; -12} a) Viết tập hợp B bao gồm các phần tử A và các số đối của chúng. b) Viết tập hợp C bao gồm các phần tử lớn hơn các phần tử của A một đơn vị.
Không thực hiện phép tính, hãy điền dấu thích hợp vào bảng sau:
Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng dưới đây:
Thực hiện các phép tính sau: a) 73 + 47; b) (-13) + (-29); c) (-132) + (-255); d) 175 + (-175); e) 85 + (-54); g) (-142) + 122; h) 332 + (-735).
Thực hiện phép tính sau: a) 36 - 38; b) 51 – (-49); c) (-75) – 15; d) 0 – 35; e) - (-72) – (-16); g) 126 – 234.
Bỏ dấu ngoặc rồi tính: a) (29 + 37 + 13) + (10 – 37 - 13); b) (79 + 32 - 35) – (69 + 12 -75); c) – (125 + 63 + 57) – (10 – 83 - 37).
Thực hiện các phép tính sau một cách hợp lí: a) 434 + (-100) + (-434) + 700; b) 6 830 + (-993) + 170 + (-5007); c) 31 + 32 + 33 + 34 + 35 - 11 - 12 - 13 - 14 – 15.
Tính nhanh các tổng sau: a) (67 - 5759) + 5759; b) (-3023) – (765 - 3023); c) 631 + [587 – (287 + 231)]; d) (-524) – [(476 + 245) - 45].
Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ thông thường. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39 độ C. Nhiệt độ sôi của thủy ngân là 357 độ C. Tính số độ chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân.