Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chẩm phẩy SBT Ngữ Văn 7 tập 2

Bình chọn:
4 trên 7 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 93 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Dấu chấm lửng trong ví dụ sau được dùng để làm gì ? Nếu không dùng dấu chấm lửng thì có thể diễn đạt như thế nào ?

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 123, SGK.

2. Bài tập 2, trang 123, SGK.

3. Bài tập 3, trang 123, SGK.

4. Cho biết lí do dùng dấu chấm phẩy trong đoạn trích sau đây :

   Xe sửa soạn xuống phà. Phải nghe thấy tiếng ướt và lạnh lẽo của xích sắt vừa vớt dưới sông lên bị kéo lê trên bờ đá khua lần với tiếng máy chạy đều đều của chiếc xe nằm đợi giữa đồng không, rồi tiếng mở máy rè rè như người buồn ngủ, tiếng "phanh” rít lúc xuống dốc phà ; phải trông thấy những bóng đen hành khách vội vàng, hoạt động lấp lánh trong cái vùng ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn pha "ô tô " chiếu yếu ớt trên mặt sông ; phải hưởng tất cả những thi vị ấy mới biết cái buồn của chuyến đò đêm, cái vội vã của kiếp sông hồ lận đận.

(Trần Cư)

5*. Dấu chấm lửng trong ví dụ sau được dùng để làm gì ? Nếu không dùng dấu chấm lửng thì có thể diễn đạt như thế nào ?

   Làng nào cũng có nhiều cánh, mỗi cánh kết bè đảng chung quanh một người : cánh cụ bá Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh ông tư Đạm, cánh ông bất Tùng...

(Nam Cao, Chí Phèo)

6*. Đọc truyện vui sau đây và cho biết vì sao anh con trai trong truyện lại uống rượu và đánh bạc.

   Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến đổ trối trăng. Ông lão thều thào nói qua hơi thở :

   -  Đừng uống trà... uống rượu, con nhé !

   -  Đừng đánh cờ... đánh bạc, con nhé !

   Anh con trai vốn là người con vừa có hiếu, vừa cần kiệm, nhưng không hiểu vì sao chỉ sau khi bố mất ít lâu đã trở thành bợm rượu và con bạc lừng lẫy nhất vùng, đến nỗi bán sạch cả sản nghiệp do bố để lại.

7. Hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong đoạn trích sau đây :

   Tía nuôi tôi cười khà khà, gật gù :

   -  Hôm nọ tưởng chú nói đùa, hoá ra thật ! Bà thấy chú có mang súng ống gì không ?

   -  Có. Chú dặn tôi, hễ ông về thì bảo ông lên nhà chú chơi. Ắt có việc gì đấy. Khổ quá, cứ dặn đi dặn lại mãi. Tôi hỏi "có việc gì hệ lắm không” thì chứ lại bảo chẳng có việc gì !

   -  Cụ thể là...

   -  Việc gì thế ông ?

   -  Tôi đã biết đâu. Để gặp chú xem đã...

   -  Thôi mặc các ông. Tôi chẳng hơi đâu... Chuyện gì cũng bô lô ba la nói hết với mọi người mà vợ con trong nhà hỏi đến cứ ậm à ậm ừ…

   Má nuôi tôi bấy giờ mới quay sang hỏi thằng Cò về vết ong đốt. Bà nướng một củ gừng, bảo nó nhai nuốt và trùm mền lại cho ra mồ hôi.

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

8. Đọc đoạn trích sau :

   Thị nghĩ rằng : Con mình đã lớn rồi, phải uốn nắn ngay đi; nhà mình ruộng ít, vườn không, cửi vải cũng không ; nghĩa là công việc chẳng có gì ; nó ở nhà cũng chỉ chơi ; để mặc nó lêu lổng, chạy ra ngoài đường, đánh chắt, đánh ô, rồi nó hư thân ; chi bằng cho nó đi ăn đi ở với người ta, để người ta bắt nó cất nhắc việc nọ, việc kia cho nó quen tay ; có việc làm rồi mới biết việc mà làm, chỉ nhông nhông chơi quen, đến lúc phải làm tất gờ guộng chân tay, chẳng đánh đổ cái này cũng đánh vỡ cái kia, cái thứ con gái mà cầm đến cái gầu không biết tát làm sao, đưa cho đám mạ không biết cấy thế nào, bảo ngồi lên khung cửi nhắc lấy cái thoi thì lúng ta lúng túng, là thứ con gái đáng cho hùm ăn thịt.

(Nam Cao, Một đám cưới)

a)  Em có nhận xét gì về phép liệt kê được thể hiện trong đoạn trích ?

b)  Tác giả đã dùng những dấu câu nào cho phép liệt kê trên ?

 

Gợi ý làm bài

1.  Để giải bài tập này, trước hết các em cần nắm được công dụng của dấu chấm lửng (xem Ghi nhớ, trang 122, SGK). Sau đó, cần đọc kĩ để hiểu nội dung các câu cho trong bài tập, đối chiếu từng trường hợp dùng dấu châm lửng với những công dụng của dấu chấm lửng đã được học để chỉ ra được công dụng của chúng trong từng câu cụ thể. Chẳng hạn, trong câu a dấu chấm lửng được dùng để biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng (- Dạ, bẩm ...).

2.  Để giải bài tập này, trước hết các em cần nắm được công dụng của dấu chấm phẩy (xem Ghi nhớ, trang 122, SGK). Sau đó, cần đọc kĩ để hiểu nội dung và cấu tạo của các câu cho trong bài tập, đốí chiếu từng trường hợp dùng dấu chấm phẩy với những công dụng của dấu chấm phẩy đã được học để chỉ ra được công dụng của chúng trong từng câu cụ thể. Chẳng hạn trong câu a, dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

3.  HS cần nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để dùng chúng đúng chỗ, có hiệu quả. Ví dụ :

- Dùng dấu chấm lửng để biểu thị sự liệt kê chưa hết những bài hát và những làn điệu ca Huế.

- Dùng dấu chấm phẩy để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, miêu tả những nhạc cụ và đồ đùng của các nghệ nhân ca Huế.

4.  Trong đoạn trích, dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

5*. Trong ví dụ đã cho, dấu chấm lửng dùng để biểu thị sự liệt kê chưa hết. Nếu không dùng dấu chấm lửng thì có thể diễn đạt ý tương đương như sau :

   Làng nào cũng có nhiều cánh, mỗi cánh kết bè đảng chung quanh một người : cánh cụ ba Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh ông tư Đạm, cánh ông bát Tùng và một số cánh khác. .

   Dĩ nhiên cách diễn đạt này dài dòng, không hay bằng cách diễn đạt của Nam Cao.

6*. Trong câu chuyện này, dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời dặn bị ngắt quãng, tuy vậy, người con trai lại tưởng chỗ ngắt quãng đó là chỗ ngắt câu. Vì thế, lời dặn của ông bố được anh ta hiểu như sau :

-  Đừng uống trà ! Uống rượu, con nhé !

-  Đừng đánh cờ ! Đánh bạc, con nhé !

   Đó là lí do khiến anh lao vào uống rượu và đánh bạc.

7.  HS cần nắm được công dụng của dấu chấm lửng để giải bài tập này.

a) Phép liệt kê trong đoạn trích là một phép liệt kê phức tạp, có nhiều lớp :

-  Liệt kê những khó khăn của gia đình ;

-  Liệt kê những lo ngại để con lêu lổng ;

-  Liệt kê những việc làm có ích cho con ;

-  Liệt kê những vụng về của hạng con gái lười biếng.

b) Đối với những liệt kê phức tạp như trong đoạn trích, tác giả đã dùng dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) để ngăn cách lớp lang các nội dung được liệt kê.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan