Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Từ ghép SBT Ngữ Văn 7 tập 1

Bình chọn:
3.6 trên 29 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 8 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Tìm câu sử dụng đúng từ ghép ăn mặc : a) Nó ăn mặc rất lịch sự. b) Nó ăn mặc rất ngon, rất đẹp. c) Nó ăn mặc một bộ quần áo rất sang.

1. Bài tập 1, trang 15, SGK.

Trả lời:

Đối với mỗi từ đã cho, để xác định từ đó là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập, cần phải phân tích mối quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng tạo nên từ đó và đặc tính về nghĩa của từ. Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính (tính chất phân nghĩa). Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó (tính chất hợp nghĩa).

Mẫu :

- Từ ghép chính phụ : nhà ăn ...

- Từ ghép đẳng lập : suy nghĩ...

2. Bài tập 2, trang 15, SGK.

Trả lời:

Lần lượt tìm tiếng thích hợp điền vào sau tiếng chính. Tiếng thích hợp tức là tiếng đặt sau tiếng chính tạo ra một từ ghép chính phụ có thực trong tiếng Việt. Có thể tìm các từ này trong các từ điển tiếng Việt.

Mẫu : bút chì mưa rào

Cần chú ý là không tìm những tiếng ghép vào tiếng chính không tạo nên từ ghép chính phụ mà chỉ tạo nên cụm từ. Ví dụ : mưa to không phải là từ ghép chính phụ mà là một cụm danh từ.

3. Bài tập 3, trang 15, SGK.

Trả lời:

Tìm những tiếng đồng nghĩa hoặc gần gũi về nghĩa điền vào sau tiếng đã cho để tạo từ ghép đẳng lập.

Mẫu : mặt - mặt mũi

         ham - ham muốn

Có thể tìm các từ này trong các từ điển tiếng Việt.

4. Bài tập 4, trang 15, SGK.

Trả lời:

So sánh nghĩa của sách, vở với nghĩa của sách vở để giải bài tập này.

5. Bài tập 5, trang 15, SGK.

Trả lời:

Để trả lời các câu hỏi này, em hãy quan sát thực tế. Ví dụ, quan sát trong thực tế, chúng ta sẽ thấy cà chua là từ chỉ một loại quả, có quả có vị chua nhưng cũng có quả có vị ngọt. Điều này chứng tỏ trong nhiều trường hợp không thể suy diễn một cách máy móc từ nghĩa của tiếng phụ ra nghĩa của từ ghép chính phụ đó.

6. Bài tập 6, trang 16, SGK.

Trả lời:

So sánh nghĩa của các từ ghép đã cho với nghĩa của các tiếng tạo nên chúng, sẽ thấy sự khác nhau về nghĩa giữa từ ghép và nghĩa của tiếng tạo nên chúng.

Mẫu : mát tay. Mát : một trạng thái vật lí ; tay : một bộ phận của cơ thể. Mát tay chỉ một phẩm chất : dễ thành công trong một số công việc (thầy thuốc mát tay ; nuôi lợn rất mát tay).

7. Bài tập 7*, trang 16, SGK.

Trả lời:

Dựa vào mẫu để làm ; kí hiệu để biểu thị mối quan hệ chính phụ (mũi tên chỉ vào tiếng chính). Đây là loại từ ghép có quan hệ tầng bậc phức tạp. Trong ví dụ đưa ra để làm mẫu, ta thấy cờ là tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính đuôi. Đến lượt nó, cả tổ hợp đuôi cờ là thành phần phụ bổ nghĩa cho tiếng chính cá.

8. (1) Tìm câu sử dụng đúng từ ghép ăn mặc :

a) Nó ăn mặc rất lịch sự.

b) Nó ăn mặc rất ngon, rất đẹp.

c) Nó ăn mặc một bộ quần áo rất sang.

(2) Tìm câu sử dụng đúng từ ghép làm ăn :

a) Bạn tôi làm ăn mấy món rất ngon.

b) Bạn tôi làm ăn rất giỏi.

c) Bạn tôi làm ăn nghề thợ mộc.

Trả lời:

Trước hết tìm hiểu nghĩa của từ ăn mặc và từ làm ăn. Sau đó, xem xét việc dùng hai từ ghép này trong từng câu cụ thể : dùng đúng ở câu nào, dùng sai ở câu nào.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan