Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phai để có một phát biểu đầy đủ và đúng.
Có hai thấu kính L1 và L2 (Hình 30.1) được ghép đồng trục với F1’ = F2 (tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng tiêu điểm vật chính của L2).
Cho hệ quang học như Hình 30.3 : f1 = 30 cm ; f2 = -10 cm ; O1O2 = a. a) Cho AO1 = 36 cm, hãy : - Xác định ảnh cuối cùng A'B' của AB tạo bởi hệ với a = 70 cm. - Tìm giá trị của a để A'B' là ảnh thật. b) Với giá trị nào của a thì số phóng đại ảnh cuối cùng A'B' tạo bởi hệ thấu kính không phụ thuộc vào vị trí của vật ?
Nếu L1 và L2 đều là thấu kính phân kì thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 có vị trí :
Cho một hệ gồm hai thấu kính L1 và L2 đồng trục. Các tiêu cự lần lượt là : f1 = 20 cm; f2 = - 10 cm. Khoảng cách giữa hai quang tâm O1O2 = a = 30 cm. Vật phẳng nhỏ AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính và ở trước L1, cách L1 là 20 cm. a) Xác định ảnh sau cùng của vật, vẽ ảnh. b) Tìm vị trí phải đặt vật và vị trí của ảnh sau cùng biết rằng ảnh này là ảo và bằng hai lần vật.
Tương tự Câu 31.1. Đặt: O là quang tâm mắt ; Cv là điểm cực viễn ; V là điểm vàng ; Cc là điểm cực cận.
Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận Cc được tạo ra ở đâu ? A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V. C. Sau điểm vàng V. D. Không xác định được vì không có ảnh.
Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đầy đủ và đúng.
Đặt độ tụ của các loại mắt như sau ở trạng thái không điều tiết : D1 : Mắt bình thường (không tật) ; D2 : Mắt cận ; D3 : Mắt viễn Coi khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến võng mạc là như nhau. So sánh các độ tụ này ta có kết quả nào ?
Mắt của một người có quang tâm cách võng mạc khoảng d’ = 1,52 cm. Tiêu cự thể thuỷ tinh thay đổi giữa hai giá trị f1 = 1,500 cm và f2 = 1,415 cm. a) Xác định khoảng nhìn rõ của mắt. b) Tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính phải ghép sát vào mắt để mắt nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết. c) Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
31.9. Người này mua nhầm kính nên khi đeo kính sát mắt thì hoàn toàn không nhìn thấy gì. Có thể kết luận thế nào về kính này ? A. Kính hội tụ có f > OCv. B. Kính hội tụ có f < OCC C. Kính phân kì có |f| > OCv. D. Kính phân kì có |f| < OCc. 31.10. Một người mắt cận đeo sát mắt kính -2 dp thì nhìn thấy rõ vật ở vô cực mà không điều tiết. Điểm Cc khi không đeo kính cách mắt 10 cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy được điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ? A. 12,5 cm. B. 20 cm. C. 25 cm. D. 50 cm. 3
Mắt của một người có điểm cực viễn và cực cận cách mắt lần lượt là 0,5 m và 0,15 m. a) Người này bị tật gì vể mắt ? b) Phải ghép sát vào mắt thấu kính có độ tụ bao nhiêu để nhìn thấy vật đặt cách mắt 20 m không điều tiết ?
Mắt của một người có tiêu cự của thể thuỷ tinh là 18 mm khi không điều tiết. a) Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là 15 mm. Mắt bị tật gì ? b) Xác định tiêu cự và độ tụ của thấu kính phải mang để mắt thấy vật ở vô cực không điều tiết (kính ghép sát mắt).
Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa. Muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 27 cm thì phải đeo kính + 2,5 dp cách mắt 2 cm. a) Xác định các điểm Cc và Cv của mắt. b) Nếu đeo kính sát mắt thì có thể nhìn rõ các vật ở trong khoảng nào ?
Mắt của một người cận thị có điểm Cv cách mắt 20 cm. a) Để khắc phục tật này, người đó phải đeo kính gì, độ tụ bao nhiêu để nhìn rõ các vật ở xa vô cùng ? b) Người này muốn đọc một thông báo cách mắt 40 cm nhưng không có kính cận mà lại sử dụng một thấu kính phân kì có tiêu cự 15 cm. Để đọc được thông báo trên mà không phải điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kì cách mắt bao nhiêu ?
Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đầy đủ và đúng.
• Xét các yếu tố sau khi quan sát một vật qua kính lúp : (1) Tiêu cự của kính lúp. (2) Khoảng cực cận OCc của mắt. (3) Độ lớn của vật. (4) Khoảng cách từ mắt đến kính. Hãy chọn đáp án đúng ở các câu hỏi 32.2 và 32.3
Một người đứng tuổi khi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính có độ tụ 1 dp thì đọc được trang sách đặt cách mắt gần nhất là 25 cm (mắt sát kính). a) Xác định vị trí của các điểm cực viễn và cực cận của mắt người này. b) Xác định độ biến thiên của độ tụ mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến điều tiết tối đa. c) Người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có độ tụ 32 dp để quan sát một vật nhỏẵ Mắt cách kính 30 cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? Tính
Một người có khoảng cực cận OCc = 15 cm và khoảng nhìn rõ (khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn) là 35 cm. Người này quan sát một vật nhỏ qúa kính lúp có tiêu cự 5 cm. Mắt đặt cách kính 10 cm. Năng suất phân li của mắt người này là 1’. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt người này còn phân biệt được khi ngắm chừng ở điểm cực cận.
Trong trường hợp ngắm chừng nào thì số bội giác của kính lúp tỉ lệ nghịch với tiêu cự ? A. Ở vô cực. B. Ở điểm cực viễn nói chung, C. Ở điểm cực cận. D. Ở vị trí bất kì.